[HƯỚNG DẪN] Fix các lỗi SEO, tăng tốc, tối ưu website
Các lỗi SEO trong website cần sửa của bạn bao gồm:
– Lỗi URL chưa thân thiện hoặc quá dài.
– Lỗi redection 301.
– Lỗi 404 page not found (không tìm thấy nội dung)…xem minh hoạ ở video bên dưới.
– Lỗi trang có quá ít nội dung
– Lỗi cải tiến HTML: lỗi thẻ trùng lặp, lỗi thẻ ngắn, -Lỗi Duplicate content (trung lập nội dung) về Title, Description.
Để kiễm tra lỗi thì bạn cần kết hợp 3 công cụ sau để tìm ra lỗi và tiến hành fix. Thứ tự ưu tiên từ trên xuống, sử dụng các công cụ dưới đây để kiểm tra và fix nha:
– Google search console
– SEO Screaming Frog Spider
– Woorank
Các vấn đề tăng tốc độ website bạn cần cải thiện bao gồm:
– Tối ưu hoá ảnh cho các trang SEO (Trang landing mà bạn chọn để làm SEO)
– Tối ưu hoá plugin(cài nhiều plugin, hoặc plugin ko phù hợp sẽ nặng website).
– Chưa cài phiên bản web mobile cho website.
– Chưa có hosting tốt, đặt data center tại Việt Nam.
– Chưa cài plugin wp-rocket hoặc wp supper cache
-----------
Để tối ưu tăng tốc website Wordpress:
- Nếu làm SEO, các bạn cũng biết rằng điểm số mà Google quy định cũng mang lại nhiều kết quả thuận lợi cho việc làm SEO của bạn, Google PageSpeed Insights, Mobile Friendly Test, AMP Test là các công cụ do Google phát triển nhằm giúp đánh giá website đó đang đạt ở mức độ tốc độ load web như thế nào, thân thiện thế nào với mobile.
1. Cài plug-in tối ưu WP-Rocket hoặc các plugin cache khác:
Hãy đảm bảo rằng bạn đã cài đặt plugin này cho website của mình
( WP-Rocket là một trong những plugin mạnh mẽ nhất)
2. Làm gọn header và footer website:
Footer và header website là nơi chưa nhiều file Javascript và CSS. Đó là nguyên nhân tạo ra các lỗi này.
Header thì nên để 3 hoặc 4 mục và không nên tạo menu con
Footer thì nên bỏ đi luôn hoặc ghi thông tin ngắn gọn và bỏ bớt mục không sử dụng.
3. Bật chế độ nén HTTP (HTTP Compression)
Điều gì sẽ xảy ra nếu chế độ này không được bật ? Nó gần như tương tự với việc bật chế độ nén HTML, chỉ khác ở chỗ HTTP này bao gồm tất cả các file (như JavaScripts, CSS, HTML, XML, Plain, Favicon,v.v…) Việc này có thể giúp website tăng từ 60-80% tốc độ load web.
Để bật chế độ này, bạn sử dụng plugin WP HTTP Compression (nếu bạn đã cài Wp-Rocket) thì đã bao gồm chức năng này.
4. Sử dụng Minify (ko làm nếu đã cài WP-rocket)
Minify nghĩa là kỹ thuật gộp các file CSS và JS riêng lẻ đang có trên website của bạn thành một file lớn để người dùng có thể tải toàn bộ nội dung về chỉ với một truy vấn duy nhất, và bản thân file lớn này sẽ được lưu cache vào trình duyệt của người dùng nên sẽ giúp họ truy cập nhanh hơn ở lần truy cập thứ hai.
Trên WordPress, bạn có thể dùng 3 plugin sau đây:
WP Minify
Better WordPress Minify
Khi sử dụng Minify, hãy lưu ý rằng website của bạn có thể tải chậm hơn bình thường ở lần tải thứ nhất, và không phải theme nào cũng có thể sử dụng Minify vì trong vài trường hợp, website sẽ bị lỗi vỡ khung khi dùng minify. Lúc này bạn không nên cài nó vào nữa.
5. Thay đổi thiết lập chung (General Settings)
Sau khi cài đặt WordPress, bạn cần truy cập vào trang General Settings> Reading nằm trong bảng điều khiển WordPress Admin. Trong phần này, bạn sẽ có thể thay đổi một số thiết lập các cấu hình cơ bản cho trang web, ví dụ như đặt tiêu đề hay đặt slogan cho trang web.
6. Tối ưu hóa hình ảnh theo 3 cách:
a)
Ứng dụng kỹ thuật lazy load ảnh (không làm nếu đã cài WP-rocket).
b) Tối ưu hóa bằng cách thủ công:
– Là check lỗi ảnh trên Google PageSpeed Insight
– Download dữ liệu ảnh đã được Google tối ưu sẵn.
– Đăng nhập vào Cpanel > FIle manager hoặc Cyperduck để tìm đến folder ảnh bị lỗi và xóa ảnh củ đi rồi úp ảnh mới lên. Ảnh mới là ảnh download từ Google PageSpeed Insight. Còn ảnh lỗi là ảnh bị Google cảnh báo lỗi.
Tìm và xóa ảnh trong Cpanel
7. Làm sạch Header (làm cẩn thận vì có thể tạo ra lỗi): Đây là cách mà bạn phải tối ưu hóa Header và Footer khi website được load lên. Để làm được việc này bạn cũng chỉ cần sử dụng Plugin Head Cleaner.
Sau khi cài đặt bạn tiến hành vào Settings/Head Cleaner để tiến hành cấu hình cho plugin. Bạn có thể cấu hình như hình ảnh bên dưới
8. Optimize Database: Tối ưu hóa Database, đây cũng là việc mà bạn nên làm thường xuyên, hãy tự tạo cho mình thói quen dọn dẹp hệ thống hàng tuần, tạo các bản backup tự động, v.v… Bạn nên dùng một plugin mà các website wordpress hay dùng đó là Plugin WP Optimize
9. JavaScript in Footer (Chuyển code JavaScript xuống Footer): Một trong những nguyên nhân khiến website bạn load chậm chập đó là trong lúc truy cập các đoạn code Javascript được load đồng loạt với website, nên sẽ làm giảm rất nhiều tốc độ load web. Việc cần làm là chuyển các đoạn code này xuống Footer để tăng hiệu quả load website.
Nếu bạn không rành code, hãy sử dụng plugin JavaScript to Footer,đây là một plugin khá hay hỗ trợ bạn tốt cho công việc này.
Hãy dùng plugin: Evolution Footer Scripts
10. Tắt bớt Plugin không sử dụng: Một việc làm nhỏ nhưng không bao giờ thừa, việc cài đặt nhiều plugin mà không sử dụng tới, lâu ngày sẽ làm cho website trợ nên chậm chạp vì sự xuất hiện của plugin này, vì thế hãy vào ngay mục quản lý plugin và tắt bớt các plugin không sử dụng để website đạt tốc độ load nhanh hơn.
11. Chống spam bằng các plugin mạnh mẽ như Akismet, Advanced NoCaptcha reCaptcha.
b) Tối ưu hóa bằng cách thủ công:
– Là check lỗi ảnh trên Google PageSpeed Insight
– Download dữ liệu ảnh đã được Google tối ưu sẵn.
– Đăng nhập vào Cpanel > FIle manager hoặc Cyperduck để tìm đến folder ảnh bị lỗi và xóa ảnh củ đi rồi úp ảnh mới lên. Ảnh mới là ảnh download từ Google PageSpeed Insight. Còn ảnh lỗi là ảnh bị Google cảnh báo lỗi.
Tìm và xóa ảnh trong Cpanel
7. Làm sạch Header (làm cẩn thận vì có thể tạo ra lỗi): Đây là cách mà bạn phải tối ưu hóa Header và Footer khi website được load lên. Để làm được việc này bạn cũng chỉ cần sử dụng Plugin Head Cleaner.
Sau khi cài đặt bạn tiến hành vào Settings/Head Cleaner để tiến hành cấu hình cho plugin. Bạn có thể cấu hình như hình ảnh bên dưới
8. Optimize Database: Tối ưu hóa Database, đây cũng là việc mà bạn nên làm thường xuyên, hãy tự tạo cho mình thói quen dọn dẹp hệ thống hàng tuần, tạo các bản backup tự động, v.v… Bạn nên dùng một plugin mà các website wordpress hay dùng đó là Plugin WP Optimize
9. JavaScript in Footer (Chuyển code JavaScript xuống Footer): Một trong những nguyên nhân khiến website bạn load chậm chập đó là trong lúc truy cập các đoạn code Javascript được load đồng loạt với website, nên sẽ làm giảm rất nhiều tốc độ load web. Việc cần làm là chuyển các đoạn code này xuống Footer để tăng hiệu quả load website.
Nếu bạn không rành code, hãy sử dụng plugin JavaScript to Footer,đây là một plugin khá hay hỗ trợ bạn tốt cho công việc này.
Hãy dùng plugin: Evolution Footer Scripts
10. Tắt bớt Plugin không sử dụng: Một việc làm nhỏ nhưng không bao giờ thừa, việc cài đặt nhiều plugin mà không sử dụng tới, lâu ngày sẽ làm cho website trợ nên chậm chạp vì sự xuất hiện của plugin này, vì thế hãy vào ngay mục quản lý plugin và tắt bớt các plugin không sử dụng để website đạt tốc độ load nhanh hơn.
11. Chống spam bằng các plugin mạnh mẽ như Akismet, Advanced NoCaptcha reCaptcha.
Không có nhận xét nào
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.